-
Được đăng: 24 Tháng 8 2022
-
Lượt xem: 44
Ngày 26 tháng 7 năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1756/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với tri thức dân gian Lịch Đoi ( Lịch tre) của người Mường tỉnh Hòa Bình
Di sản văn hóa phi vật thể tri thức dân gian Lịch tre của người Mường Hòa Bình có từ rất lâu đời, tồn tại và giữ nguyên giá trị cho đến ngày nay. Ở huyện Tân Lạc (Mường Bi xưa), Cao phong ( Mường Thàng xưa) gọi là Khéch Doi - Sách Đoi, Lịch Đoi. Ở huyện Lạc Sơn ( Mường Vang xưa) gọi là Khéch Roi - Sách Roi. Ở một số nơi khác gọi là Khéch Đoi/Roi – sách Đoi/Roi
Lịch tre của người Mường được làm từ 12 thanh tre
Người Mường xưa đã biết phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao Doi/Roi (Doi/Roi/Đoi tùy theo phát âm của từng vùng Mường; Vùng Mường Bi phát âm là Đoi) , hay còn gọi là sao tua rua. Sao Doi chuyển động nhanh hơn mặt trăng. Vị trí giữa Sao Doi và mặt trăng tuỳ theo các tháng trong một năm. Khi Sao Doi vượt qua mặt trăng, người Mường gọi đó là ngày Doi vào hay ngày ngậm Doi. Căn cứ vào các ngày Doi vào và sự chuyển dịch của nó mà người ta phân biệt ngày, tháng, trong một năm. Có thể nói, bộ lịch này là sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều đời của người Mường xưa và là biểu hiện rực rỡ của tư duy Mường - Việt trong nhận thức thế giới, một sự tổng hợp của các phân kỳ thời gian trong suốt một năm dựa trên cách tính toán, và sự vận động của mặt trăng, kết hợp với các sao
Trong quá trình tồn tại và phát triển người Mường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng cho mình một cách tính lịch rất độc đáo. Tuy chưa phát triển thành hệ lịch chặt chẽ có tính mật xác cao để có thể tính trước được nhiều năm, nhưng rõ ràng nó là sản phẩm của quá trình quan sát lâu dài về các quy luật của vận động tự nhiên. Thoạt đầu ta tưởng như lịch tre của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình là một loại Âm lịch chỉ tính theo sự vận hành của Mặt Trăng, song người xưa đã khéo léo lồng ghép yếu tố thời tiết vào chu kỳ vận hành sao Doi. Đây chính là điểm đặc biệt nhất của lịch tre dân tộc Mường mà ta không tìm thấy ở các hệ lịch khác trên thế giới. Xác lập ra cách tính lịch, người Mường đã có phương tiện để khám phá ra những quy luật tự nhiên, cũng như công cụ để hoạch định mùa vụ canh tác nông nghiệp riêng của mình.
Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của người dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, sứng đáng là một tri thức, di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia./.
( Lý lịch Khoa học của di sản kèm theo)
Các tin khác
- Tết nhảy Người Dao ở Hòa Bình – Nguồn gốc và ý nghĩa - 23/12/2021 03:03
- Tìm hiểu một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Hòa Bình - 10/08/2021 03:47
- Danh sách các Nghệ nhân ưu tú tỉnh Hòa Bình - 04/06/2020 01:00
- Hiện trạng Di sản Văn hóa Mo Mường Hòa Bình - 13/05/2019 14:02
- Lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - 06/05/2019 08:33
Thông báo
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình