-
Được đăng: 24 Tháng 8 2022
-
Lượt xem: 55
Ngày 26 tháng 7 năm 2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1757/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với lễ hội truyền thống Khai hạ của người Mường.
Lễ hội Khai hạ thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia
Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Hòa Bình hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuổng mùa, Thuống tồông là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn của tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động.
Có thể nói rằng Lễ hội Khai Hạ người Mường Hòa Bình có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân, mọi cộng đồng dân cư tham gia đông đảo với ý thức tránh nhiệm rất cao, tự nguyện và thành kính với các nghi trình, nghi thức trong phần lễ, nhiệt huyết tham gia các trò chơi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong không gian của lễ hội. Thông qua hoạt động của phần lễ và phần hội đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự
Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử và sự đổi thay của đời sống kinh tế - xã hội cho đến nay lễ hội Khai Hạ vẫn được đồng bào dân tộc Mường tổ chức thường niên, các nghi thức về phần lễ, phần hội tuy có nhiều biến đổi để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, nhưng về cơ bản vấn giữ được các yếu tố truyền thống từ thời gian, địa điểm tổ chức, nghi thức.
Trong những năm gần đây lễ hội Khai Hạ, ngoài tổ chức các trò chơi dân gian thì còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phong phú được diễn ra như: Cầu lông, bóng chuyền, thi ẩm thực, thi trình diễn trang phục dân tộc Mường, thi hoa khôi xứ Mường. Hơn nữa lễ hội càng phong phú hơn với sự có mặt của các gian hàng trưng bày sản phẩm về nông nghiệp và thủ công nghiệp của các xã. Đến tham gia hòa mình vào lễ hội du khách tham dự còn có dịp được thưởng thức những món ăn truyền thống, đặc sản của người Mường do chính các nghệ nhân thực hiện: gà nấu măng chua, rêu suối (tóc tiên), chả cuốn lá bưởi, cá tòong khày đồ với măng chua, nhái nướng, trổ suối nầu với là dáy rừng, tổ kiến nấu là lốt, cơm lam,…
Việc đưa di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Khai hạ của người Mường Hòa Bình vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác bảo tôn, phát huy giá trị di sản và đặc biệt quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, con người Hòa Bình với những nét văn hóa đặc sắc./.
Các tin khác
- Di sản văn hóa phi vật thể Tri thức lịch tre dân tộc Mường Hòa Bình. - 24/08/2022 08:40
- Tết nhảy Người Dao ở Hòa Bình – Nguồn gốc và ý nghĩa - 23/12/2021 03:03
- Tìm hiểu một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Hòa Bình - 10/08/2021 03:47
- Danh sách các Nghệ nhân ưu tú tỉnh Hòa Bình - 04/06/2020 01:00
- Hiện trạng Di sản Văn hóa Mo Mường Hòa Bình - 13/05/2019 14:02
Thông báo
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình