-
Được đăng: 25 Tháng 4 2019
-
Lượt xem: 448
“Nhất Bi, Nhì Vang, Tam Thàng, Tứ Động”, là một trong bốn mường lớn của tỉnh Hòa Bình, Mường Vang được biết đến với những nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Mường, một trong số đó phải kể đến là Lễ hội Đền Trường Khạ với những nghi trình, nghi thức rất độc đáo.
Đến với Lễ hội truyền thống Đền Trường Khạ trước tiên phải kể đến là Nghi lễ bắn trâu trắng bằng Ôổng Thoóng (Ống phốc): Chuyên kể rằng trẻ chăn trâu vui đùa trên gò Trường Khạ dùng súng tóp chơi trò đánh trận giả, các em thách nhau bắn chết trâu. Một bé trăn chây khi đó đã thực hiện bắn ống Thoosoong vào con trâu đang ăn gần đó, không ngờ con trâu chết thật. Tù đó dân Mường nơi đây cho rằng gò Trường Khạ là nơi đất linh thiêng nên mới có sự lạ như vậy. Do vậy cứ 3 năm một lần vào ngày 15/3 âm lịch, khi mở hội đền Trường Khạ nhân dân tổ chức lễ bắn trâu trắng bằng ống phốc.
Tiếp theo là Nghi lễ Ban nước lành: Vó đền cách đền Trường Khạ khoảng 100m về hướng Đông Bắc, ngày nay Vó đền vẫn nổi tiếng linh thiêng, nhân dân trong vùng đi làm đồng múc uống thấy nước rất mát, song không ai dám lấy nước rửa mặt vì sợ thần Vó quở trách. Nghi lễ bắt nguồn từ câu chuyện xưa kể lại, trước đây có ở địa phương có một người bị bệnh hiểm nghèo, đã chữa chạy rất nhiều thuốc thang, qua nhiều thầy lang nổi tiếng quanh vùng nhưng không chữa khỏi. Gia đình lo lắng mang người bệnh đến ở khu bãi Trường Khạ, hàng ngày mang cơm ra phụng dưỡng, được một thời gian không ngờ từ ngày ra sống ở đây, bệnh tình ngày một thuyên giảm rồi khỏi hẳn. Người bệnh sau này nghĩ lại và thấy rằng, khi ở Trường Khạ thấy nước Vó Đền vừa trong vừa mát, hàng ngày khát thì ra uống nước ở đó, chắc rằng nước vó lành, có khả năng chữa bệnh từ đó tiếng lành đồn xa. Do vậy mỗi khi tổ chức lễ hội đền Ban tổ chức thường làm nghi lễ ban nước lành cho người dân đến dự hội.
Nghi lễ cầu Mưa và cầu mùa:
Chuyện xưa kể lại rằng từ thủa xa xưa có một năm trời hạn hán rất nặng, trời lâu ngày không cho mưa xuống, con sông Bưởi cạn khô đến đáy chỉ còn mỗi khúc sông Khoang Khạ còn đọng một vũng nước. Cánh đồng khô cằn nứt nẻ, cây lúa đang thời kỳ lên đòng căng phồng không có nước nên không trỗ lên được. Dân mường lâm vào cảnh đói khát, đã bỏ làng, bỏ mường đi lưu lạc xứ khác làm ăn gần hết. Lúc này trong mường Trào chỉ còn lại một người đàn ông chưa đi vì ông có 1 con chó mực muốn mang nó đi theo nhưng con chó không chịu đi. Vào một đêm đó bụng đói cồn cào, không ngủ được, trong lòng đang do dự nửa đi, nửa ở, ông bỗng nghe dưới lùm cây cà ở dưới góc sân, nơi con chó hay nằm có con chim nhỏ khoắc khoải kêu: búp búp! Chắc chắc. Sáng hôm sau, ông đi thăm đồng thấy những cây lúa đã căng đòng, liền cúi xuống xé thử một thân cây lúa ra thấy trong đó đã hóa thành những hạt lúa chín vàng. Ông sung sướng hô những nhà còn lại ở trong mường ra gặt lúa về. Nghĩ lại tiếng kêu của con chim đêm hôm trước, ông cho đó là điềm báo tin lành của trời - đất, thần linh (3 ông Kun Dòl) là vị thần bảo trợ cho nông nghiệp lúa nước của người Mường. Sẵn trong nhà có con trâu trắng đang nuôi, ông cùng bàn với mọi người mổ con trâu làm lễ vật, lập đàn chay tạ ơn trời - đất và cầu cho trời mưa xuống.
Hội đánh cá dưới sông Khoang Khạ
Trước đây lệ Mường Vôi - Trào có quy định một số khúc trên sông, suối cụ thể ở Khoang Khạ sông Bưởi là khu vực cấm tất cả các ngày trong năm không được đánh bắt cá, tôm. Vào năm có các ngày lễ trọng đại hoặc mở hội mới tổ chức cho dân mường được xuống đánh bắt tại Khoang Khạ. Do khúc sông Khoang Khạ sâu có nhiều hang hốc, bãi cát, dòng nước chảy vừa phải rất phù hợp cho các loài thủy sản trú tránh kẻ thù và phù hợp cho chúng sinh sản. Những ai cố tình vi phạm sẽ bị nhà lang xử phạt rất nặng theo lệ mường. Ngoài Khoang Khạ ra, các khúc sông bên trên hay bên dưới dân mường thoải mái đánh bắt cá quanh năm.
Đây là cách người xưa vừa tuyên truyền vừa bảo vệ và khai thác nguồn thủy sản rất độc đáo, hiệu quả, vừa có nguồn lợi cho người đánh bắt, vừa có nơi trú ẩn cho chúng sinh sản. Chính vì thế nguồn lợi thủy sản tự nhiên từ sông Bưởi ngày xưa đã cung cấp thực phẩm cho bữa ăn của người Mường trong vùng rất dồi dào.
Vào ngày mở hội đền Trường Khạ tổ chức đánh bắt cá, trước khi xuống sông đánh cá phải tổ chức nghi lễ cúng xin thần tại đền Trường Khạ và cúng thần sông cho dân mường được phép đánh cá.
Lễ hội truyền thống Đền Trường Khạ là một lễ hội lớn trong vùng. Việc tổ chức và bảo tồn lễ hội không chỉ là dịp để con người truyền đạt tình cảm, đạo lý và khát vọng cho nhau mà còn là dịp để con người giao hoà với quá khứ và hiện tại. Qua đó con người củng cố thêm sức mạnh cộng đồng và thể hiện sự tôn kính của mình với tổ tiên, với các vị thần đã có công với đất nước. Những nét đẹp văn hoá truyền thống đó, hoà quyện để tạo nên một giá trị văn hoá rất cần được gìn giữ và phát huy.
Nguyễn Ly - Phòng QLVH.
Tin mới
- Tết nhảy Người Dao ở Hòa Bình – Nguồn gốc và ý nghĩa - 23/12/2021 03:03
- Tìm hiểu một số lễ hội đặc sắc của tỉnh Hòa Bình - 10/08/2021 03:47
- Danh sách các Nghệ nhân ưu tú tỉnh Hòa Bình - 04/06/2020 01:00
- Hiện trạng Di sản Văn hóa Mo Mường Hòa Bình - 13/05/2019 14:02
- Lễ hội trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - 06/05/2019 08:33
Thông báo
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình
Tổ chức chương trình kích cầu du lịch tỉnh hoà bình